Jupiter là sao gì? 10 điều thú vị có thể bạn chưa biết về sao Jupiter

Bạn có biết, Jupiter là sao gì hay Jupiter là gì không? Hoặc nếu đã biết, bạn có hiểu vì sao ngôi sao ấy lại được đặt tên như vậy hay không? Trong bài viết này, cùng mayhutbuidanang.net tìm hiểu về sao Jupiter cùng 10 điều thú vị về ngôi sao đặc biệt này nhé!

Bạn có biết Jupiter là sao gì không?
Bạn có biết Jupiter là sao gì không?

Sao Jupiter là sao gì? Vì sao lại có tên là Jupiter?

Quay lại với câu hỏi Jupiter là sao gì? Thì câu trả lời đó chính là Sao Mộc. Đây là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta với khối lượng gấp đến 2,5 lần so với khối lượng cộng lại của tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

Theo nguyên tắc ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ thì sao Mộc đứng 5, nên cái tên Sao Mộc được đặt theo nguyên tố Mộc có trong ngũ hành. Còn cái tên Jupiter (hoặc Zeus trong thần thoại Hy Lạp) bắt nguồn từ phương Tây, được đặt theo tên của vị thần có sức mạnh to lớn và quan trọng nhất trong thần thoại La Mã. 

Vị trí sao Mộc trong hệ Mặt trời
Vị trí sao Mộc trong hệ Mặt trời

Lý do là vì ngôi sao này rất to lớn và khổng lồ, giống như một vị vua của hệ mặt trời vậy. Và Jupiter chính là vị thần vĩ đại của bầu trời và sấm sét, cũng là người cha của rất nhiều vị thần khác trong thần thoại Hy Lạp.

Vậy là bạn đã hiểu Jupiter là sao gì cũng lý do ngôi sao này được đặt tên như vậy rồi đấy!

=> Bài viết liên quan: Khí quyển là gì? Vai trò của khí quyển đối với cuộc sống con người

10 điều thú vị có thể bạn chưa biết về sao Jupiter

Sao Mộc từ rất lâu đã được con người biết đến và chinh phục, chưa kể đến ngày nay nhờ có các công cụ thiên văn hiện đại, các nhà khoa học càng có thêm những thông tin quý giá về hành tinh này. Hãy để mayhutbuidanang.net chia sẻ với bạn 10 điều thú vị về sao Jupiter nhé!

Sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời

Nếu bạn còn chưa tưởng tượng sự to lớn của sao Mộc thì có lẽ ví dụ này sẽ dễ hiểu hơn. Đó là sao Mộc có thể chứa đến tận…11 Trái Đất của chúng ta, trọng lượng của sao Mộc nặng gấp 318 Trái Đất và đã nói như trên. Jupiter còn chấp toàn bộ khối lượng của các hành tinh cộng lại mà vẫn nặng hơn đến 2,5 lần. 

Sao Mộc lớn nhất trong hệ mặt trời
Sao Mộc lớn nhất trong hệ mặt trời

Sao Mộc – “Nàng thơ nhiều con”

Sao Mộc có đến hơn 75 vệ tinh quay xung quanh mình, đó chỉ là những vệ tinh được con người biết đến và được đặt tên, còn số lượng thực tế của sao Mộc có thể lên đến…hơn 200 vệ tinh. Tuy sao Mộc không thể hỗ trợ sự sống, nhưng một số vệ tinh của sao Mộc ẩn giấu đại dương dưới lớp vỏ có thể hỗ trợ cho sự sống của con người. 

Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh
Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh

Sao Mộc có ngày ngắn năm dài

So với Trái Đất thì sao Mộc chỉ tốn chưa đến mười tiếng để quay xung quanh trục của mình, vận tốc quay của nó có thể đạt đến 12,6 km/s. Vì tốc độ của sao Mộc quay nhanh như thế nên sao Mộc có một từ trường cực kỳ mạnh và vô cùng nguy hiểm.

Sao Mộc ngày ngắn năm dài
Sao Mộc ngày ngắn năm dài

Thế nhưng vì khối lượng của sao Mộc rất lớn, nên thời gian để sao Mộc hoàn thành một vòng quanh xung quanh Mặt Trời là 12 năm của Trái Đất. 

Vành đai của sao Mộc

Không phải chỉ có sao Thổ mới có vành đai, vành đai của sao Mộc được phát hiện vào ngày 4 tháng 3 năm 1979 nhờ con tàu thăm dò Voyager. Vành đai này được chia thành 3 vành đai nhỏ hơn, tuy nhiên rất mờ nhạt và khá là khó khăn trong việc quan sát. 

Sao Mộc có vành đai nhưng rất khó nhìn
Sao Mộc có vành đai nhưng rất khó nhìn

Sao Mộc không phải là một ngôi sao

Sau khi bạn hiểu được Jupiter là sao gì thì chắc hẳn sau khi nghe “sao Mộc không phải là một ngôi sao” thật là lạ đúng không nào? Nhưng sự thật lại chính là như vậy. Các nhà thiên văn còn gọi sao Mộc là một “ngôi sao lỗi”. Bề ngoài của Sao Mộc rất  to lớn và mạnh mẽ thế như bên trong mang rất nhiều khí Hydro và Helium trong lõi. Thế nhưng khối lượng của hai chất này lại không đủ để gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân để tạo ra năng lượng liên tục cho ngôi sao như những ngôi sao bình thường khác. 

Cấu tạo bên trong của sao Mộc
Cấu tạo bên trong của sao Mộc

Sao Mộc – Nơi sản sinh của siêu bão 

Đây là một điểm cực kỳ đặc trưng của sao Mộc, siêu bão hay còn gọi là Đốm Đỏ Lớn hiện tại của sao Mộc lớn đến mức theo lý thuyết, nó còn có thể chứa đến 2 hay 3 hành tinh có kích thước ngang bằng Trái Đất.

Điều khiến người ta cảm thấy thú vị là siêu bão này đã tồn tại hơn 1 thế kỷ Trái Đất. Hiện tại theo quan sát thì cơn bão này đã có chút suy yếu, người ta chưa dự đoán được thì bao giờ nó sẽ biến mất vĩnh viễn. 

“Điểm đỏ lớn” - siêu bão của sao Mộc
“Điểm đỏ lớn” – siêu bão của sao Mộc

=> Có thể bạn quan tâm: Sóng thần là gì? Nguyên nhân chính nào hình thành nên sóng thần?

Sao Mộc cùng những chuyến tàu thăm dò từ Trái Đất

Hiện tại thì đã có chín tàu thăm dò được NASA phóng lên sao Mộc, bảy  chiếc tàu được loài ngoài phóng lần lượt từ năm 1973 đến nay. 

  • Tàu thăm dò Pioneer 10 phóng vào tháng 12/1973
  • Pioneer cũng tháng 12 năm 1974
  • Tàu Voyager 1 và 2 được phóng lên vào năm 1979
  • Tàu Ulysses cũng được phóng vào tháng 12 năm 1979
  • Tàu thăm dò Cassini vào năm 2000.
  • New Horizons được phòng đến sao Mộc năm 2007

Hai chiếc tàu còn lại tên Juno thì mới được phóng lên từ Trái Đất và chạm đến sao Mộc vào năm 2016.

Con người đã phóng nhiều tàu thăm dò đến với sao Mộc
Con người đã phóng nhiều tàu thăm dò đến với sao Mộc

Sao Mộc cùng từ trường

Vành đai phóng xạ từ trường của sao Mộc cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra những thiệt hại cho các tàu vũ trụ khi muốn thăm dò nó. Ví dụ bạn đem la bàn đến sao Mộc thì nó cũng chẳng thể nào mà hoạt động được. Tại hai đầu cực của hành tinh, từ trường của sao Mộc liên tục phát ra những đợt phát xạ vô tuyến cực mạnh.

Sao Mộc có từ trường cực mạnh
Sao Mộc có từ trường cực mạnh

Sao Mộc cùng Mây

Bề ngoài của Sao Mộc được phủ bằng những đám mây có kích thước vô cùng khổng lồ, độ dày của những đám mây mà loài người quan sát được là khoảng 50km. Bên trong lõi là hai vật chất là Hydro và Helium nên Sao Mộc chẳng có vật chất cụ thể mà giống như một bình khí gas di động vậy.

Mây của sao Mộc
Mây của sao Mộc

Con người có thể quan sát sao Mộc…bằng mắt thường

Vì chỉ đứng thứ 5 trong hệ mặt trời lại còn là hành tinh lớn nhất, sáng nhất nên bạn có thể quan sát dễ dàng sao Mộc kể cả bằng mắt thường đấy!

Con người hoàn toàn có thể quan sát sao Mộc bằng mắt thường
Con người hoàn toàn có thể quan sát sao Mộc bằng mắt thường

Mong rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Jupiter là sao gì cũng như hiểu biết và khám phá thêm được những điều mới lạ đầy thú vị từ Sao Mộc. Để lại bình luận và cảm nghĩ của bạn về sao Mộc này nhé!

Related Posts:

Nhiều yếu tố có tác động trực tiếp tới giá máy hút bụi công nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng tới lực hút của máy hút bụi

Ngày nay, máy hút bụi đang là một trong những...

Nên sử dụng máy hút bụi không ồn để vệ sinh cho thư viện

Máy hút bụi không ồn nào thích hợp dùng trong thư viện?

Trong các thư viện hay bệnh viện yêu cầu sự...

Máy hút bụi ô tô Supper Clean SC 30

Top 3 model máy hút bụi công nghiệp lý tưởng để vệ sinh ô tô

Việc làm sạch bên ngoài và nội thất ô tô...