Khẩu nghiệp là gì? Làm thế nào để có thể hoá giải khẩu nghiệp?

Hai từ “khẩu nghiệp” trong một khoảng thời gian trên mạng xã hội gần đây đang được rất được nhiều các bạn trẻ sử dụng như một lời cảnh cáo, nhắc nhở nhau cư xử sao cho văn minh, lịch sự, biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy thì khẩu nghiệp là gì? Cùng mayhutbuidanang.net tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Khẩu nghiệp là gì?
Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là gì?

Theo Phật giáo thì khẩu nghiệp được coi là nghiệp nặng nhất của con người. “Khẩu” là miệng, “nghiệp” trong nghiệp chướng, bạn có thể hiểu đơn giản khẩu nghiệp chính là một loại nghiệp chướng bắt nguồn từ những lời nói xấu xí, có sự xúc phạm đến đối tượng mà họ hướng tới.

Bởi vì lời nói giống như một con dao vô hình sắc bén, có thể khiến người nghe phải chịu những tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần và đem lại những hậu quả khó mà có thể lường trước được. Thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và các mối quan hệ giữa con người với con người. 

Có lẽ bởi những hậu quả nặng nề của nghiệp chướng nên người xưa đã đúc kết ra rất nhiều câu khuyên răn như “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’…để răn đe chúng ta phải suy nghĩ cẩn trọng lời nói của mình.

Khẩu nghiệp là gì trên Facebook?

Vấn nạn bạo lực về ngôn từ hiện đang là vấn đề nhức nhối tại các trang mạng xã hội, trong đó có mạng xã hội được nhiều người Việt Nam dùng nhất – Facebook. Các bạn thường núp sau những tài khoản ảo, dùng bàn phím như một công cụ để “khẩu nghiệp” mà không quan tâm đến những hậu quả mà có thể mình sẽ gây ra. 

Chỉ cần nhìn thấy chuyện không vừa ý muốn của bản thân, gặp chuyện bất bình nhưng lại không chịu tìm hiểu từ hai phía hay đơn giản chỉ muốn “chửi cho bõ ghét” mà buông ra những lời cay đắng miệt thị vô cùng khó nghe và khó chịu. Nói khó nghe một chút thì chính là dùng sự đau khổ của người khác để làm niềm sung sướng cho bản thân.

Những lần khẩu nghiệp với người nói có lẽ chỉ là lời vu vơ, nói là có thể quên luôn, nhưng đối với những người phải chịu những lời khẩu nghiệp thì lại là vết thương tinh thần khó có thể lành. Những câu nói đó ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như làm bế tắc những mối quan hệ. 

Rất khó để có thể giải khẩu nghiệp
Rất khó để có thể giải khẩu nghiệp

=> Xem thêm: Body Shaming là gì? Tại sao ảnh hưởng nghiêm trọng qua lời nói?

Có mấy loại khẩu nghiệp?

Theo Phật giáo thì khẩu nghiệp có 4 loại. Dưới đây là những dạng khẩu nghiệp bạn cần nên tránh.

Thiến ngữ (thô thiển): Đây là dạng khẩu nghiệp mà người nói sẽ dùng những lời lẽ thô thiển đầy kích động để chửi mắng, xúc phạm trực tiếp đến danh dự, uy tín cũng như tinh thần của người khác. Loại khẩu nghiệp này không chỉ ảnh hướng xấu đến người nghe mà bạn còn đang tự tạo nghiệp chướng lớn và quả báo tương lai cho mình.

Vọng ngữ (lời nói dối): Sự thành thật cũng là một điều mà con người cần coi trọng, những lời nói dối cũng khiến lời nói của bạn chẳng còn sự uy tín và tin tưởng của người khác.

Xảo ngữ (lời lẽ khiêu khích): Kiểu lời nói độc mồm độc miệng này rất dễ khiến bạn kết nhiều kẻ thù, bị xa lánh và ghét bỏ.

Ba phải (lời lẽ hai mặt): Loại người ba phải sống hai mặt là loại bị ghét nhất trong 4 loại khẩu nghiệp. Những người này được gắn cái mác nham hiểm và sẽ khiến bất cứ ai đều phải e dè khi chơi cùng. Vì chắc biết lúc nào những người này sẽ phá rối và gài bẫy sau lưng mình.

Hậu quả của khẩu nghiệp là gì?

Hậu quả nhãn tiền cho các nghiệp chướng này thường được sử dụng với hai chữ “nghiệp quật”. Quả báo sẽ chẳng sót một ai, vấn đề nằm ở thời gian mà thôi. Trong Phật giáo có một câu chuyện nói về quả báo như thế này: 

Khẩu nghiệp mang lại nhiều nghiệp chướng
Khẩu nghiệp mang lại nhiều nghiệp chướng

Có một vị Sa-di đã chê một vị Tỳ-kheo là tụng kinh nghe như tiếng chó sủa. Vì vị Tỳ-kheo này đã thành chính quả nên đã nhắc nhở vị Sa-di kia sám hối vì nếu không sẽ bị đày đọa tại địa ngục. Nhưng do nghiệp chướng quá nặng, tuy đã sám hối và thoát khỏi kiếp bị đày nơi địa ngục, vị Sa-di kia đã phải chịu “nghiệp quật” 500 kiếp làm chó. Thế mới thấy, những lời nói xấu xí tưởng như bâng quơ, vô tình nhưng tội nghiệp lại nặng nề hơn những gì ta nghĩ.

Con người phức tạp, xã hội quần thể cũng phức tạp, chẳng thể tránh khỏi những việc xấu, cái ác len lỏi và chạm đến tâm trí của con người. Chúng ta cần phải tỉnh táo và tìm hiểu kỹ mọi chuyện trước khi phán xét, tránh những quả báo xấu tạo ra trong những giây phút nông nổi.

Tu thế nào và hoá giải khẩu nghiệp ra sao?

Ngay từ xa xưa, các cụ nhà ta đã có câu “Gieo nhân nào gặp quả đó”, “Hoạ từ miệng mà ra”, thà rằng đừng làm còn hơn làm rồi nơm nớp lo sợ nghiệp quật. Khẩu nghiệp là một nghiệp chướng nặng nề mà một khi bạn đã tạo ra thì khó mà có thể giải. Vì thế hãy thay đổi nếp ăn nếp nói, tích nghiệp thiện nghiệp và luôn nhớ rằng:

Không nên gieo khẩu nghiệp để tránh quả báo đáng tiếc
Không nên gieo khẩu nghiệp để tránh quả báo đáng tiếc
  • Tuy rằng sẽ có những trường hợp ngoại lệ, dùng lời nói dối để cứu vớt người. Không thì bạn không nên nói dối dù chỉ là chuyện nhỏ. Con người hơn nhau tại một chữ “Tín”, đừng khiến bản thân trở thành một người mà người khác không dám tin tưởng.
  • Không bịa đặt, thêm thắt, phóng đại câu chuyện. Nôm na chính là “đừng nhét chữ vào miệng nhau”. Đây là một dạng khẩu nghiệp nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự cũng như uy tín của người khác. 
  • Không sống hai mặt, nói lời ba phải. Đây thực sự là những người đáng ghét và không có chính kiến, sống theo kiểu “gió chiều nào theo chiều đấy” sẽ bị khinh thường và xua đuổi, ngoài ra thì đây cũng là một dạng nghiệp rất nặng nề.
  • Không chửi bới, mắng nhiếc, xúc phạm người khác. 
  • Không được miệt thị gia cảnh, con người, học thức…của người khác.
  • Không phô trương, khiêu khích người khác và tự mãn về bản thân.
  • Không buông những lời nói làm tổn thương đến người khác. 
  • Luôn tìm hiểu kỹ đầu đuôi câu chuyện cũng như lời nói từ hai phía, không phán xét chủ quan theo cảm tính của bản thân.
  • Luôn làm chủ được lời nói của mình, nghĩ trước khi nói, bình tĩnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
  • Việc tu nghiệp do quả báo từ khẩu nghiệp thì bạn có thể đọc các kinh dành cho khẩu nghiệp của Phật giáo và tích đức, đi chùa để giảm bớt tội do khẩu nghiệp đem lại.
  • Hãy biết tôn trọng người khác, tôn trọng bản thân.

=> Có thể bạn quan tâm: Xu cà na là gì? Ý nghĩa của hot trên này là gì?

Hy vọng bài viết tại mayhutbuidanang.net sẽ cho bạn hiểu “khẩu nghiệp là gì” và các cách tu khẩu nghiệp. Mong rằng mỗi chúng ta luôn biết kiềm chế phần “con” của bản thân, tiết chế những lời khẩu nghiệp để không phải nhận những nghiệp chướng không đáng có nhé!

Related Posts:

Động cơ máy hút bụi công nghiệp

Đi tìm nguyên nhân khiến động cơ máy hút bụi công nghiệp bị cháy

Trong máy hút bụi công nghiệp, motor có vai trò...

Lựa chọn máy hút bụi phù hợp với không gian

Các bước để chọn được máy hút bụi công nghiệp tốt nhất

Máy hút bụi công nghiệp ngày càng được sử dụng...

Xe quét rác trở nên thông dụng ở nước ta hiện nay

Lý do gì khiến chúng ta nên sử dụng loại xe quét đường?

Vào những năm gần đây, xe quét đường dần được...