Mặt trăng máu là gì? Lý giải ý nghĩa xuất hiện mặt trăng máu

Vũ trụ là một cái gì đó rất bao la và rộng lớn, nên khi các hiện tượng siêu nhiên xuất hiện thì thường sẽ gây ra sự tò mò nhất định đối với con người. Và “mặt trăng máu” chính là một minh chứng rõ nhất kích thích trí tưởng tượng và tinh thần khám phá của loài người. Bài viết hôm nay, mayhutbuidanang.net sẽ giúp bạn khám phá ra hiện tượng mặt trăng máu là gì?

Bạn đã biết mặt trăng máu là gì?
Bạn đã biết mặt trăng máu là gì?

Mặt trăng máu là gì?

Mặt trăng máu hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như trăng huyết, nguyệt huyết,…là một hiện tượng đặc biệt của hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Khi đó, nhiều người tin rằng mỗi lần xuất hiện trăng máu sẽ kéo theo nhiều sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng đến nhân loại. Thậm chí, có thể xảy ra ngày tận thế và loài người sẽ bị diệt vong.

Tuy nhiên, trên thực tế thì trăng máu chỉ là một hiện tượng thiên văn tự nhiên. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của Trái Đất, khiến cho mặt trăng bị che mất nguồn ánh sáng từ mặt trời. Bởi, ánh sáng bị khúc xạ từ mặt xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất làm mặt trăng đỏ rực lên như máu. Do đó, mặt trăng sẽ tối hơn so với bình thường và được gọi với cái tên “mặt trăng máu”. 

Hiện tượng mặt trăng máu xảy ra khi nào?

Thông thường, trăng máu sẽ xuất hiện cùng thời điểm ở mỗi lần xảy ra nguyệt thực. Khi đó, mặt trăng, mặt trời và Trái Đất sẽ có vị trí thẳng hàng nhau. Đây được xem là một trường hợp đặc biệt hơn cả nguyệt thực. Theo số liệu thống kê, hiện tượng trăng máu đã xuất hiện 4 lần trong lịch sử trong vòng 500 năm qua. 

Trăng máu xuất hiện khi mặt trời, trái đất, mặt trăng thẳng hàng
Trăng máu xuất hiện khi mặt trời, trái đất, mặt trăng thẳng hàng

Trong mỗi lần xảy ra hiện tượng này, đều kéo theo các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới như chiến trang, thay đổi triều đại hoặc thiên tai,…Theo ước tính của NASA thì 4 lần trăng máu liên tiếp sẽ xuất hiện ở các năm 2032 và 2033. 

=> Tìm hiểu thêm: Sóng thần là gì? Nguyên nhân chính nào hình thành nên sóng thần? 

Giải mã ý nghĩa của hiện tượng trăng máu

Sau khi bạn đã hiểu mặt trăng máu là gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ý nghĩa của hiện tượng này. Về bản chất, mặt trăng máu chỉ là hiện tượng siêu nhiên đặc biệt. Và có thể nói, đây chỉ là hiện tượng tự nhiên bình thường. Tuy nhiên, ở nhiều tôn giáo hay nhiều quốc gia thì hiện tượng này lại mang những ý nghĩa khác nhau: 

Theo quan niệm, trăng máu xuất hiện sẽ mang điềm báo xấu
Theo quan niệm, trăng máu xuất hiện sẽ mang điềm báo xấu
  • Với người Trung Quốc, khi hiện tượng trăng máu xuất hiện thì họ cho rằng mặt trăng đã bị rồng hoặc gấu ăn mất. Trong nhiều phim cổ trang của Trung Quốc thì người ta hay gọi là “gấu ăn trăng”, nó sẽ là điềm xấu và báo hiệu sẽ có dịch bệnh, nạn đói sắp xảy ra trên cả nước. 
  • Với người Nhật Bản, họ lại tin rằng hiện tượng này sẽ báo hiệu sắp xảy ra động đất. Bởi, đây là quốc gia có vị trí địa lý gần với hệ thống núi lửa đang hoạt động lớn nhất trên thế giới. 
  • Đối với Công giáo, ở trong Kinh Thánh “Khải huyền” thì tiết 12 chương 6 đã ghi chép “Khi con chiên mở ấn thứ sáu, tôi sẽ thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra. Mặt trời trở nên đen tối như bao tải làm bằng lông đen và cả mặt trăng sẽ đỏ như máu”. Hay trong Kinh Cựu Ước  cũng đã nhắc đến: “Trước ngày tận thế thì mặt trăng đỏ máu sẽ xuất hiện,…” Như vậy, với Công giáo thì họ cũng cho rằng hiện tượng trăng máu chính là báo hiệu của một điềm xấu. 
  • Đối với Phật giáo, ở cuốn “Đại tạng chính kinh” đã ghi lại “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hay sao chổi bùng phát thì báo hiệu các tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc sẽ xâm lược”. Có thể hiểu, “nhật nguyệt bạc thực” chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần và khi đó ôn dịch hay binh đao sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của loài người. 

Điểm qua một số hiện tượng khác của mặt trăng

  1. Hiện tượng siêu trăng

Siêu trăng hay Supermoon, là một hiện tượng mặt trăng sẽ có hình tròn ở vị trí cực cận – chính là điểm gần nhất với Trái Đất. Vì vậy, khi ở Trái Đất chúng ta có thể quan sát mắt trăng sẽ có kích thước và độ sáng hơn so với bình thường. 

Hiện tượng siêu trăng thường xảy ra ngay sau hiện tượng trăng máu
Hiện tượng siêu trăng thường xảy ra ngay sau hiện tượng trăng máu

Trong năm 2021, hiện tượng siêu trăng đầu tiên xảy ra ở Việt Nam đã diễn ra vào đêm ngày 27/4 có tên là Super Pink Moon hay còn gọi là siêu trăng hồng. Lý giải cho tên gọi này, có thể hiểu trong tháng 4 thì các loại hoa màu hồng sẽ nở vào đúng dịp trăng tròn của tháng, chứ không phải cách hiểu là trăng lúc này xuất hiện màu hồng đâu nhé!

Lần xuất hiện thứ hai của hiện tượng siêu trăng xảy ra vào ngày 26/5. Khi đó, chúng ta đã được chiêm ngưỡng hiện tượng “trăng máu” trong 15 giây đầu với sự chuyển dần thành màu xanh, màu cam và cuối cùng là màu đỏ. 

Lần siêu trăng thứ ba sẽ rơi vào ngày 24/6 tới đây. Khi đó, hiện tượng siêu trăng sẽ thực sự diễn ra sau ngày hạ chí 3 ngày. Lần siêu trăng này khá đặc biệt, nó có thể sẽ xuất hiện ở vị trí thấp nhất trên bầu trời năm nay. 

  1. Hiện tượng trăng xanh

Hiện tượng trăng xanh xảy ra theo chu kỳ cứ 2.5 năm xuất hiện một lần. Trăng xanh được hiểu là hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong một tháng. Bởi, thông thường thì mỗi tháng trăng chỉ tròn một lần vào ngày rằm. Do đó, nếu mặt trăng tròn xuất hiện thêm một lần nữa trong tháng thì người ta gọi đó là hiện tượng trăng xanh và nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. 

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện tượng mặt trăng xanh
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện tượng mặt trăng xanh

Ngoài ra, hiện tượng này còn có những tên gọi khác như trăng bắp cải, trăng ngũ cốc, trăng tròn cá tầm,…Theo tính toán của tổ chức NASA, thì hiện tượng trăng xanh sẽ xuất hiện trong năm 2021 và rơi vào ngày 22/8 dương lịch. Năm nay sẽ có điểm đặc biệt là có đến 13 lần trăng tròn, và cũng không xuất hiện mặt trăng màu xanh đâu bạn nhé!

  1. Hiện tượng trăng đen

Trăng đen là hiện tượng xuất hiện trăng non thứ lần thứ hai trong một tháng. Thông thường, trong 1 năm sẽ chia ra làm 3 mùa và mỗi mùa sẽ xuất hiện 1 kỳ trăng non. Do đó, một năm sẽ có 3 kỳ trăng non diễn ra. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi hiện tượng này xảy ra thì các phần mặt trăng được chiếu sáng sẽ rơi vào bóng của Trái Đất và mắt người sẽ không quan sát được. 

Hiện tượng trăng đen xuất hiện trên bầu trời
Hiện tượng trăng đen xuất hiện trên bầu trời

Theo đó, trăng đen cũng được định nghĩa tương đương với trăng xanh. Do đó, nếu như trăng xanh là hiện tượng mặt trăng tròn thêm một lần nữa ở trong tháng thì trăng đen lại là hiện tượng không có trăng tròn. Trăng đen sẽ xuất hiện 19 năm một lần nên năm 2021 sẽ không xảy ra hiện tượng này. Vào mùa hè năm 2020, tại Bắc Bán cầu đã xảy ra 4 mùa trăng non và lúc này thì mặt trăng là một màu đen hoàn toàn, được xem là dịp giúp các nhà thiên văn học quan sát các chòm sao, ngôi sao, nghiên cứu dải ngân hà,….

=> Xem thêm: Thuỷ triều là gì? Tìm hiểu nguyên nhân sinh ra thuỷ triều

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc nội dung về mặt trăng máu là gì. Để cập nhật nhiều kiến thức hay khác hãy truy cập website của chúng tôi mỗi ngày nhé!

Related Posts:

Một số cách bảo quản máy hút bụi công nghiệp khi không sử dụng lâu dài

Cách bảo quản máy hút bụi khi không sử dụng

Máy hút bụi là một trong những thiết bị không...

Máy hút bụi nước công nghiệp có khả năng hút cả bụi khô, ướt, chất lỏng hiệu quả

Máy hút bụi nước công nghiệp có gì đặc biệt?

Bên cạnh dòng máy hút bụi nhà xưởng chỉ có...

Máy huỷ tài liệu mini mang nhiều ưu điểm nổi bật

Máy huỷ giấy mini là gì? Ưu điểm của dòng máy huỷ tài liệu mini

Để đáp ứng cho nhu cầu khác nhau của việc...