Nkosi Johnson – Chiến binh mang AIDS, thay đổi nhận thức cả nhân loại

Nkosi Johnson là một biểu tượng của sự sống mãnh liệt, 12 năm trọn vẹn đấu tranh và bảo về quyền lợi cho những người bệnh AIDS. Ngày 4/2, Google đã sử dụng hình ảnh hoạt họa để tưởng nhớ về Nkosi Johnson và cuộc đời ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ và đầy ý nghĩa của người anh hùng nhỏ tuổi này. Hãy cùng với mayhutbuidanang.net tìm hiểu nhiều hơn Nkosi Johnson là ai qua bài viết sau nhé!

Nkosi Johnson là a mà được Google đã vinh danh vào ngày 4/2/2020
Nkosi Johnson là ai mà được Google đã vinh danh vào ngày 4/2/2020

Nkosi Johnson là ai?

Để hiểu rõ hơn cuộc đời của cậu bé Nkosi Johnson thì bạn cần hiểu Nkosi Johnson là ai trước tiên? Nkosi Johnson sinh vào ngày 4/2/1989 tại một ngôi làng gần thị trấn Dannhauser, phía đông thành phố Johannesburg. Tên thật của cậu là Xolani Nkosi. Mẹ của cậu là bà Nonthlanthla Daphne Nkosi đã dương tính với HIV và truyền virus cho Nkosi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

12 năm cuộc đời mang tên chiến binh Nkosi Johnson

Xin chào tất cả mọi người, cháu tên là Nkosi Johnson. Năm nay cháu 11 tuổi và cháu nhiễm AIDS từ khi ở trong bụng mẹ”. Lời giới thiệu của cậu bé trước 10.000 đại biểu tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 13 ở Durban (Nam Phi) đã vô tình đánh thức giấc mộng mang tên “kỳ thị người nhiễm AIDS”.

Căn bệnh thế kỷ và hành trình giành giật sự sống

Nkosi được sinh ra cùng với một số liệu thống kê đau xót: cậu là một trong số hơn 70.000 trẻ em bị nhiễm HIV ở Nam Phi mỗi năm. Cậu bé sống sót kỳ diệu sau sinh nhật thứ hai, điều bất thường ở những đứa trẻ nhiễm HIV thời đó. Khi căn bệnh AIDS bắt đầu hủy hoại Nonthlanthla Daphne Nkosi, bà và Nkosi đã được đưa vào một trung tâm chăm sóc bệnh nhân AIDS ở Johannesburg. Cậu được Gail Johnson là một người hành nghề quan hệ công chúng tại Johannesburg nhận nuôi, khi mẹ của cậu bị suy nhược vì căn bệnh này và không còn khả năng chăm sóc cậu bé. Tại đây, cái tên Nkosi Johnson được xuất hiện.

Hành trình đi học gian lan, mang tên “đấu tranh”

Năm 1997, mẹ ruột của Nkosi chết vì HIV/AIDS vào cùng năm cậu bắt đầu đi học. Tình trạng của cậu bé cứ dần xấu đi trong những năm tiếp theo, mặc dù với sự hỗ trợ của thuốc men và điều trị cậu đã có thể hoạt động tốt tại nhà và trường học.

Nkosi Johnson và mẹ nuôi Gail Johnson
Nkosi Johnson và mẹ nuôi Gail Johnson

Nkosi Johnson lần đầu tiên được mọi người chú ý vào năm 1997, khi một trường tiểu học ở ngoại ô thành phố Melville từ chối nhận cậu vào học vì tình trạng dương tính với HIV. Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ cao nhất tại Nam Phi, khi vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp – cấm phân biệt đối xử với lý do tình trạng y tế. Vào lúc này, bà Gail Johnson đã đấu tranh quyết liệt vì quyền lợi của Nkosi Johnson, bà đã ra tòa để buộc trường Tiểu học địa phương nhận cậu vào học.

Những nỗ lực không mệt mỏi của người mẹ nuôi đã khiến luật pháp phải tác động trực tiếp yêu cầu các trường học phải tuân thủ Hiến pháp chống nạn phân biệt đối xử. Nhờ đó mà những đứa trẻ như Nkosi đã được bảo vệ và nhận quyền lợi như những đứa trẻ khác. Từ đó, cả đất nước Nam Phi đã thay đổi cái nhìn và nhận thức về trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

Những lý do Nkosi Johnson được Google vinh danh vào ngày 4/2/2020?

Nkosi Johnson là nhân vật nhỏ tuổi truyền cảm hứng trong công cuộc bảo vệ người nhiễm AIDS 

Cùng với người mẹ nuôi Gail Johnson, Nkosi đã tham gia nhiều chiến dịch và hoạt động với mục đích để nâng cao nhận thức về những người nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nkosi Johnson đã có nhiều bài phát biểu và đáng chú ý nhất phải nói đến bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ 13, được tổ chức tại Durban, Nam Phi. Nó đánh dấu bước ngoặt lịch sử trên bước đường tìm lại quyền lợi cho những người yếu thế trên thế giới.

Nkosi Johnson trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ 13
Nkosi Johnson trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ 13

Bài phát biểu trước 10.000 đại biểu 

Xuất hiện trong bộ đồ vest tối màu, chân đeo giày thể thao, Nkosi Johnson với thân hình nhỏ bé gửi lời giới thiệu vào một ngày hè năm 2000, một năm trước khi cậu ra đi mãi mãi. Câu chuyện về cuộc đời của cậu đã khiến 10.000 đại biểu quốc tế dưới sân khấu chết lặng trong sự cảm phục và thức tỉnh suy nghĩ của chính mình:

Cậu đã nói: “Xin chào tất cả mọi người! Cháu tên là Nkosi Johnson, năm nay 11 tuổi. Cháu là một người nhiễm AIDS, cháu nhiễm HIV từ khi còn ở trong bụng mẹ… Thật buồn khi thấy nhiều người cũng như nhiễm bệnh cháu. 

Cháu biết, mẹ ruột rất yêu thương cháu và bà ấy sẽ đến thăm cháu bất cứ lúc nào có thể. Nhưng khi mẹ Gail nói rằng, bà ấy đã đi nghỉ ở Newcastle(Anh), và  vĩnh viễn sẽ không tỉnh lại sau giấc ngủ, thế giới trong cháu sụp đổ hoàn toàn”.

Cuối bài phát biểu, lời kêu gọi của cậu bé như những chiếc kim đâm trực tiếp vào trái tim những người ngồi dưới:“Hãy quan tâm và chấp nhận những người nhiễm AIDS như chúng cháu, vì chúng ta đều là con người như nhau mà. Chúng cháu cũng như người bình thường, có tay, có chân, có thể nói, đi lại…Tất cả những gì chúng cháu muốn cũng chỉ là muốn có một cuộc sống bình thường như bao người khác mà thôi. Mọi người không thể bị lây nhiễm HIV nếu chỉ chạm, ôm, hôn và nắm tay với chúng cháu đâu. Bởi vậy, làm ơn đừng sợ chúng cháu, và cũng đừng phân biệt đối xử kỳ thị với chúng cháu…”

Kể từ sau bài phát biểu hôm ấy, Nkosi Johnson được xem như một biểu tượng truyền cảm hứng chống lại sự phân biệt, kỳ thị với những người nhiễm HIV/AIDS. Khi được hỏi về Nkosi Johnson, ông Nelson Mandela – cố Tổng thống Nam Phi đã nói: “cậu bé là một biểu tượng của sự chiến đấu quả cảm vì sự sống”.

Nkosi Johnson là biểu tượng đấu tranh giành giật sự sống mãnh liệt

Vào tháng 10/2000, Nkosi có buổi nói chuyện với thông điệp tương tự tại một hội nghị AIDS ở Atlanta ( Mỹ). Khi trở về từ Mỹ, sức khỏe của cậu yếu dần, não cậu bị tổn thương, trải qua động kinh và rơi vào trạng thái hôn mê. Nhưng với tinh thần của một chiến binh, cậu vẫn tiếp tục chiến đấu giành sự sống. Chính vì vậy, cậu đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các sáng tác nghệ thuật:

Sức khỏe Nkosi Johnson yếu dần sau khi trở về từ Mỹ
Sức khỏe Nkosi Johnson yếu dần sau khi trở về từ Mỹ
  • “Chúng ta giống nhau” (We are all the same) – cuốn sách khắc họa cuộc đời của Nkosi Johnson, tác giả Jim Wooten.
  • Bài thơ có tựa đề “Linh hồn của Nkosi Johnson” (The spirit of Nkosi Johnson), trong cuốn sách “Đẹp và cũng xấu nữa” (Beautiful and ugly too) của nhà thơ M.K. Asante, viết năm 2005.
  • “Do all you can?”, là bài hát dành riêng khi nói về Nkosi được thể hiện bởi nhóm nhạc tâm linh Devotion.
  • Những bài phát biểu của Nkosi Johnson trở thành nguồn cảm hứng cho ca khúc “Chúng ta giống nhau” (We are all the same) được thu âm và phát hành trong album In the Rain của Naledi, năm 2003.
  • Một phòng họp tại trụ sở chính của CAFCASS, Bộ Giáo dục và Kỹ năng lấy tên Nkosi Johnson để đặt tên.
  • Một cơ sở y tế của trường Đại học Stellenbosch được đặt theo tên của Nkosi.

Sự vụt tắt của một chiến binh quả cảm

Ngày 1/6/2001, Nkosi Johnson qua đời – kết thúc 12 năm cuộc đời chống chọi với nỗi đau thể xác. Cậu ra đi để lại nguồn ánh sáng của sự sống bất tận và những việc làm ý nghĩa đối với nhân loại. 

Nkosi Johnson được chôn cất tại nghĩa trang Westpark, tang lễ có hàng nghìn người tới tham dự. Họ tới để nói lời tiễn biệt cuối cùng với người hùng nhỏ tuổi quả cảm. 

Công viên Westpark - nơi an nghỉ cuối cùng của người anh hùng nhỏ tuổi
Công viên Westpark – nơi an nghỉ cuối cùng của người anh hùng nhỏ tuổi Nkosi Johnson

Nkosi Johnson ra đi để lại một trung tâm cư trú cho những người mẹ nhiễm HIV với những người con của họ tại Johannesburg có tên Nkosi Haven, do cậu và mẹ nuôi Gail Johnson vận động thành lập. Đồng thời, tổ chức này cũng đã  nhận được nhiều giải thưởng và sự quyên góp từ khắp nơi trên thế giới. Hy vọng với những đóng góp này, sẽ có thể hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. 

Tháng 11.2005, Gail Johnson đại diện cho Nkosi Johnson nhận Giải thưởng Hòa bình cho trẻ em quốc tế. Qũy Kids Right cũng đã trao tặng đến trung tâm Nkosi Haven giải thưởng 100.000 USD.

Hai chữ “cuộc đời” tuy dài mà lại thật ngắn. Dài vì nó là cả một đời người, nhưng nó ngắn vì bạn không thể biết rằng bạn có thể sống đến khi nào. Một thực tế rằng, không ai tự quyết định cuộc sống của mình, và cũng không ai có thể định đoạn cuộc đời bạn. Chính vì vậy, hãy tận dụng thời gian quý báu của mình để làm những việc có ích. Hay đơn giản hãy như Nkosi Johnson, đấu tranh giành những điều tốt đẹp cho mình và mọi người. Qua bài viết này giúp bạn biết được Nkosi Johnson là ai và tại sao cậu bé được Google vinh danh trong ngày 4/2. Hãy đón đọc các bài viết khác của mayhutbuidang.net nhé!

Related Posts:

Máy hút bụi Hiclean HC 30

Máy hút bụi công nghiệp Hiclean HC 30 thu hút người tiêu dùng nhờ điểm gì?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều thương...

Top 6 dụng cụ vệ sinh nhà cửa thông minh

Top 6 dụng cụ vệ sinh nhà cửa thông minh bạn đã biết chưa?

Công việc lau dọn nhà cửa truyền thống cùng chổi...

Ngày Black Friday là ngày gì?

Black Friday là ngày gì? Nên mua sắm gì trong ngày Black Friday?

Black Friday là cụm từ rất quen thuộc với những...