Sân si là gì? Liệu “bớt sân si” có khiến ta hạnh phúc hơn? 

Cuộc sống là đa dạng các kiểu người, mỗi kiểu người lại sở hữu tính cách khác biệt và không ai là giống ai cả. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu sân si là gì? Nguồn gốc và giải pháp bớt tính sân si ở con người hiện nay.

Sân si là gì?
Sân si là gì?

Sân si là gì? 

Để giải nghĩa cho cụm từ này, hãy thực hiện thao tác ghép nghĩa như sau:

  • “Sân” là sự tức giận, nóng tính, thù hận khi không hài lòng hay không thỏa mãn với những gì diễn ra. Đồng thời, “sân” dẫn đến sự dễ nổi nóng vì bị xúc phạm, rồi tìm cách trả thù bằng các hành động trái với đạo đức và đạo lý con người. 
  • “Si” chính là sự u mê, mê muội, ngu tối. Người sở hữu sự “si” trong người có khả năng nhận diện, đánh giá vấn đề trong vô thức và hoàn toàn theo cảm tính chứ không hề dùng ý chí nhận thức để suy xét, phán đoán các mặt tốt, xấu, lợi, hại,…Từ đó dẫn đến những việc làm có hại cho người khác và chính bản thân mình. Và đây là những người thường có tư duy chậm chạp, cực bảo thủ và khó thuyết phục. 
Bản chất của “sân si” chính là sự ngu dốt
Bản chất của “sân si” chính là sự ngu dốt

Qua phân tích, chúng ta có thể hiểu khái quát “sân si” là tính cách của con người. Nó biểu hiện qua sự nóng giận, hay ganh tị, ganh ghét, đố kỵ và thù hận với thành công của người khác. Trong cuộc sống, người có tính sân si khá phổ biến có thể biểu hiện thẳng tuột ra ngoài hoặc ấp ủ không để người khác biết. Do đó, tính sân si này chính là một chìa khóa dẫn đến sự đau khổ, bi kịch của nhiều người. 

Nguồn gốc của “sân si”

Bạn đã biết sân si là gì rồi thì hãy tìm hiểu tiếp nguồn gốc của sân si. “Sân si” có nguồn gốc từ đạo Phật, nó thường đi kèm với chân đạo “tham – sân – si”. Sự “sân” và “si” luôn đi cùng với lòng tham, có thể là tham về tài vật, sắc dục hay danh vọng. Từ lòng tham đó mà con người hình thành lên bản tính đố kỵ, ghen ghét, luôn cho mình cái ý nghĩ nhất về mọi thứ, cứng đầu, không chịu thay đổi và nhìn mọi thứ phiến diện, một phía.

“Tham - sân - si” theo lời Phật dạy
“Tham – sân – si” theo lời Phật dạy

Thực tế, người có si thì chắc chắn sẽ có sân và tham. Họ sẽ bị si chinh phục làm tâm trí mất tự chủ, nghĩ đến cách hại mình và hại người, cảm giác lúc nào cũng khổ ưu thuộc về khổ tâm. Do đó, việc vạch ra con đường đi thoát ra khỏi “tham – sân – si” luôn được quan tâm và khuyến khích thực hiện để tâm được an lạc, tận hưởng sự thoải mái và khổ đau dần tan biến. 

Sân si là gì trên Facebook?

Trong thời gian gần đây, “sân si” xuất hiện trên Facebook khá nhiều và đa phần nó được các bạn trẻ sử dụng với ý nghĩa trêu đùa hoặc phê phán những con người thích quan tâm, để ý và soi mói chuyện của người khác. Họ nói nhăng nói quậy về một vấn đề nhưng lại không hiểu thực chất của vấn đề là gì. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là để ám chỉ “người thích chen vào chuyện của người khác”.

Ở nhiều trường hợp, giới trẻ sử dụng “sân si” với nhiều ý nghĩa biến tấu chứ không hề theo đúng nghĩa gốc. Tuy nhiên, thì dù sân si ở đâu và như thế nào đi chăng nữa thì có thể khẳng định “sân si” không phải là đức tính tốt và chúng ta cần bài trừ nó. 

=> Xem thêm: Giả trân nghĩa là gì? Cách nhận biết người có tính giả trân

Tác hại của sân si là gì?

Tính cách sân si thường rất xấu, nó sẽ khiến con người nhận hàng loạt các tác hại như sau:

  • Sân si ẩn chứa bên trong mỗi con người, gặm nhấm và hủy hoại chính bản thân người sân si và những người xung quanh.
  • Những người sân si thường nảy sinh sự đố kỵ, nóng nảy khi kết quả hoàn thành công việc của mình không tốt, không theo mong đợi. Họ bắt đầu hình thành tâm lý tự xa lánh với người xung quanh, trở nên tính toán hơn thua và khiến các mối quan hệ xã hội đi đến ngõ cụt của sự thù hận. Vì vậy, đối với người hay sân si trên mạng xã hội thì họ cũng có một thực tế là không suôn sẻ trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Sân si chính là đang hại mình và người khác
Sân si chính là đang hại mình và người khác
  • Sự cạnh tranh thiệt hơn sẽ không cho phép những con người này nạp vào mình những cái tốt đẹp toàn diện, họ đâu đâu cũng chỉ thấy điều tiêu cực, suy nghĩ nhiều dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Sự phát triển của công nghệ hiện đại luôn kéo theo sự xuống cấp trầm trọng trong đạo đức con người và xã hội. Bởi mạng xã hội tạo ra một sân chơi toàn cầu, và hầu như không phải ai cũng cố gắng post lên trên đó những điều tốt đẹp nhất. 

Phải làm thế nào để bớt đi tính sân si?

Ca dao, tục ngữ có câu: “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Cũng giống như một nồi canh vĩ mô mang tên “xã hội”, thì khi có quá nhiều người tham – sân – si thì sẽ không phát triển được. Bởi, vào lúc này các thành viên luôn ra sức vùi dập và hãm hại lẫn nhau chỉ để đạt được mục đích của bản thân. Do đó, để bớt đi sân si mỗi chúng ta có thể tham khảo những điều sau đây: 

Bớt sân si để cuộc sống của mình dễ chịu hơn
Bớt sân si để cuộc sống của mình dễ chịu hơn
  • Hãy tìm hiểu ý nghĩa của “sân si”, tác hại nó mang lại cho chính bản thân và những người xung quanh ta. Khi đó, hãy ghi nhớ và nhắc nhở bản thân về sự tiêu cực của “sân si”, nó sẽ làm ảnh hưởng đến những người thân yêu quanh ta.
  • Nhận thức được mỗi người là một cá thể riêng biệt và là duy nhất nên sẽ có sở trường và sở thích khác nhau. Hãy tự hào về bản thân mình và làm tốt các công việc được giao thay vì để ý, quan tâm và ganh tỵ tới người khác. 
  • Hãy học cách biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, đừng đứng núi này mà trông núi nọ. Hình thành cách nhìn đa chiều, cả mặt tốt và mặt xấu của vấn đề chứ đừng chỉ nhìn vào điểm xấu hoặc chỉ nhìn vào điểm tốt của các sự vật, sự việc hoặc người khác.
  • Đặt trọng tâm cảm xúc của mình vào công việc và sự thành công của mình, đừng so sánh bản thân với người khác quá nhiều. Hãy nhìn nhận và tự biết trân trọng cố gắng của bản thân, tự hào về những gì mà bản thân đã làm được.
“Ngồi thiền” - một giải pháp hữu hiệu giúp điều chế cảm xúc cá nhân
“Ngồi thiền” – một giải pháp hữu hiệu giúp điều chế cảm xúc cá nhân
  • Khắc sâu trong tâm mình một triết lý sống: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
  • Kiềm chế ham muốn cá nhân, biết bản thân muốn gì, cần gì và phải làm gì để đạt được chúng một cách quang minh chính đại chứ đừng dùng thứ gọi là “mưu hèn kế bẩn” đẩy người khác xuống và nâng mình lên. 
  • Nhìn nhận mọi điều trên nhiều góc độ, từ góc độ của mình và từ góc độ của người khác trong cùng hoàn cảnh nhất định. 

Để cụ thể hóa lý thuyết trên, một lời khuyên chân thành mà chúng tôi dành cho bạn đó là hãy làm theo những lời Phật dạy. Đó là hãy bắt đầu tạo cho mình một khoảng không gian và thời gian tĩnh lặng để ngồi thiền, gạt bỏ tất cả vướng bận và suy nghĩ về cuộc sống để bước vào thế giới của sự bình yên, an lành. 

Hãy tự tạo cho mình không gian để suy ngẫm về cuộc sống!
Hãy tự tạo cho mình không gian để suy ngẫm về cuộc sống!

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng riêng cho mình những chuyến du lịch tận hưởng cảnh đẹp và sự thoải mái của cuộc sống. Hãy tưởng tượng, bạn hòa mình vào thiên nhiên trong lành – nơi không có khói bụi và sự tính toán để tồn tại thì thật hạnh phúc biết bao.

Đồng thời, hãy tham gia các khóa tu hành hay xây dựng tại nhà những bữa ăn chay niệm Phật. Đặt cái tâm duy nhất đến nương tựa cửa Phật, từ đó tâm trí bạn cũng sẽ phần nào được nhẹ nhõm, bớt nặng nề và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn.

=> Tham khảo thêm: Trẻ trâu là gì? Bạn có phải là một trẻ trâu?

Qua bài viết trên đây, chúng tôi chia sẻ và giải đáp đến bạn đọc về sân si là gì. Do đó, có thể nhận thấy “sân si” chỉ khiến cuộc đời chúng ta thêm khổ đau, muộn phiền và mãi mãi chỉ chìm đắm trong những thứ hư vô mà thôi”. Cuộc sống có là bao nhiêu? Nay sống nhưng mai chưa chắc đã tồn tại. Vì vậy, hãy để tâm hồn thanh thản và nhẹ nhàng để tận hưởng trọn vẹn niềm vui, sự hạnh phúc của mình bên cạnh những người thân yêu nhé!

Related Posts:

Lựa chọn máy hút bụi phù hợp với không gian

Các bước để chọn được máy hút bụi công nghiệp tốt nhất

Máy hút bụi công nghiệp ngày càng được sử dụng...

Máy hút bụi công nghiệp cho ô tô cần có thiết kế nhỏ gọn

Máy hút bụi công nghiệp cho ô tô cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Máy hút bụi đa năng hiện giúp làm sạch hiệu...