Cảnh giác: Suy thận có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh

Suy thận là một căn bệnh rất nguy hiểm khiến thận bị giảm chức năng đào thải, bài tiết các chất độc hại, chất thừa trong cơ thể ra bên ngoài, khiến những chất độc này tích tụ ở các bộ phận khác, dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Khi mới mắc bệnh thận, người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi đi khám sức khỏe mới phát hiện được. Diễn biến xấu nhất của các bệnh thận là suy thận rất khó điều trị. Và nếu như bạn đang quan tâm đến những thông tin về căn bệnh này, thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Suy thận là bệnh gì?

Thận là một bộ phận trên cơ thể con người. Mỗi người có 2 cơ quan thận nằm ở vị trí sau lưng hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Bộ phận này làm nhiệm vụ lọc máu bằng cách loại bỏ các chất dư thừa, duy trì các chất điện giải và nồng độ muối trong máu ở mức ổn định giúp điều chỉnh huyết áp.  Khi thận bị tổn thương sẽ dẫn đến các chất thải và nước không thể đào thải ra ngoài cơ thể khiến người bệnh bị phù mắt cá chân, suy nhược, mất ngủ, nôn mửa, khó thở.

suy-than-01
Suy thận có nhiều biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu về suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Bệnh suy thận hay tổn thương vùng thận được chia làm 2 loại là suy thận cấp và suy thận mãn tính. Khi suy thận cấp tính nghiêm trọng sẽ dẫn tới suy thận mạn tính.

Bệnh suy thận cấp tính

Suy thận cấp là tình trạng thận đột ngột bị suy giảm chức năng, mất khả năng loại bỏ chất thải, độc ra khỏi cơ thể, không cân bằng nước và điện giải. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do tuổi tác gây ra, càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra những người bị các bệnh mạn tính như: đái đường, suy gan mãn, cao huyết áp,… cũng rất có thể bị suy thận cấp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, có thể nguyên nhân ở các bộ phận liên quan đến thận hoặc trực tiếp tại thận làm giảm hoặc mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận, do bị suy giảm mức lọc cầu thận.

Bệnh suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính cũng là hiện tượng thận bị suy giảm và mất chức năng lọc máu, thường gặp ở những người huyết áp cao và người bị bệnh đái tháo đường lâu năm. Tuy nhiên, nó khác với suy thận cấp tính là có khả năng phục hồi nếu như thận chưa bị tổn thương quá nhiều. Người bị suy thận cấp tính nếu không có phương pháp điều trị phù hợp rất có thể sẽ dẫn đến suy thận mạn tính rất khó chữa.

suy-than-02
Người bị bệnh thận dễ bị phù chân

Suy thận mạn tính có 5 giai đoạn là:

+ Suy thận giai đoạn 1: Tổn thương thận nhưng mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng.

+ Suy thận giai đoạn 2: Tổn thương thận với mức lọc cầu thận bắt đầu giảm nhẹ

+ Suy thận giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm ở mức trung bình.

+ Suy thận giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận giảm nặng.

+ Suy thận giai đoạn 5: Suy thận mạn giai đoạn cuối.

Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà người bệnh được điều trị theo phác đồ phù hợp của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Bạn có thể nhận biết được các vấn đề về thận nói chung và suy thận nói riêng qua những thay đổi bất thường về tần suất, mùi, màu sắc… nước tiểu. Cụ thể như sau:

– Với người bình thường thì tần suất đi tiểu từ 4 đến 10 lần một ngày là hợp lý. Còn đối với bị suy thận thì tần suất đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

– Đi tiểu ra máu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu vào nước tiểu, nếu bộ lọc bị suy giảm khiến cho các tế bào máu có thể xuất hiện trong nước tiểu.

– Bong bóng trong nước tiểu, đặc biệt là loại bong bóng bạn phải xả nước nhiều lần mới hết. Nguyên nhân  là do có protein xuất hiện trong nước tiểu.

Một số lời khuyên cho người mắc bệnh thận

Để điều trị các bệnh về thận bên cạnh việc điều trị theo những chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều như sau:

+ Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, hạn chế các thức ăn dầu mỡ, nhiều đường,…

suy-than-03
Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học

+ Khi đã mắc bệnh thận, người bệnh nên uống đủ lượng nước theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít. Đối với người đang chạy thận thì cần uống ít nước hơn.

+ Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…

+ Người bị bệnh về thận thường rất dễ bị cúm vì thế nên tiêm phòng các vacxin ngừa cúm, viêm phổi.

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để phòng tránh cũng như có cái nhìn chính xác về bệnh suy thận. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bạn nên thực hiện chế độ sống khoa học và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Related Posts:

Chọn máy hút bụi công nghiệp cho nhà máy có công suất phù hợp

Bật mí cách chọn mua máy hút bụi công nghiệp cho nhà máy

Hiện nay, các nhà máy, xí nghiệp có quy mô...

Người sử dụng máy hút bụi công suất lớn cần chú ý về nguồn điện cung cấp cho máy để đảm bảo an toàn

Chú ý an toàn khi sử dụng máy hút bụi công suất lớn

Tai nạn lao động luôn là nỗi lo thường trực...

Máy hút bụi công nghiệp 1 motor giúp dọn dẹp vệ sinh hiệu quả cho không gian nhỏ hẹp

Máy hút bụi công nghiệp 1 motor – giải pháp vệ sinh cho không gian nhỏ

Dù có diện tích không lớn nhưng những không gian...