Tết cổ truyền là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết cổ truyền Việt Nam

 

Tết cổ truyền hay Tết Nguyên đán là một ngày lễ lớn quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam chúng ta, mang đậm bản sắc dân tộc Việt bao đời nay. Dù ở bất kỳ mảnh đất nào trên đất nước hình chữ S hay là những người con xa xứ thì Tết đến Xuân về luôn là dịp hướng về quê hương, cội nguồn. 

Cùng mayhutbuidanang.net tìm hiểu Tết cổ truyền là gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền Việt Nam ngay dưới đây nhé!

Tết cổ truyền là gì?

Trước tiên cần khẳng định rằng Tết cổ truyền là một ngày lễ truyền thống đã in sâu vào tâm thức của bao thế hệ Việt Nam, một nét đẹp văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt ta. “Tết” là biến dạng phiên âm của thuật ngữ Hán Việt “Tiết” nghĩa là “Chặng tre nối đuôi nhau” và mở rộng nghĩa hơn thì là “đầu một năm”. Tết cổ truyền của người Việt có ảnh hưởng nhiều từ văn hóa của Tết âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á.

Tết cổ truyền Việt Nam là gì?
Tết cổ truyền Việt Nam là gì?

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán của Việt Nam thường muộn hơn Tết Dương lịch hay còn gọi là tết Tây bởi Tết cổ truyền dân tộc ta tính theo âm lịch là chu kỳ vận hành của Mặt Trăng.

Ngày đầu năm mới của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/01 dương lịch và sau ngày 19/02 dương lịch vì âm lịch có một quy luật cứ 3 năm sẽ nhuận 1 tháng. Do đó, ngày đầu tiên của năm mới theo Tết cổ truyền Việt Nam thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 âm lịch.

Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán hay là Tết âm lịch đều chỉ về ngày Tết chính thức của Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, là khoảng thời gian giao mùa, là sự hiện diện của mùa xuân ở khắp mọi nơi và là lễ hội phổ biến, quan trọng nhất trong năm mà bất kỳ ai cũng háo hức mong chờ.

Giới thiệu ngày Tết cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết Âm lịch.
Giới thiệu ngày Tết cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết Âm lịch.

Người Việt chúng ta có niềm tin về 12 con vật linh thiêng từ Hoàng đạo mà chúng ta hay gọi là 12 con giáp luôn phiên nhau theo dõi cũng như điều khiển những hoạt động diễn ra trên Trái Đất và giao thừa chính là thời khắc quan trọng để 2 con vật năm cũ và năm mới chuyển giao công việc cho nhau và việc luân chuyển này theo đúng thứ tự của 12 con giáp. 

Nguồn gốc ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Hiện nay vẫn xảy ra nhiều tranh cãi khi nhắc đến nguồn gốc Tết cổ truyền dân tộc nhưng phần lớn thông tin đều cho rằng Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên người Việt ta đã ăn Tết từ thời vua Hùng nếu tính theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” là đây là khoảng thời gian trước cả 1000 năm Bắc thuộc. 

Tết cổ truyền Việt Nam là gì? Sự tích “Bánh chưng bánh dày” của người Việt Nam.
Tết cổ truyền Việt Nam là gì? Sự tích “Bánh chưng bánh dày” của người Việt Nam.

Và thậm chí, nếu ai đã biết đến cuốn Kinh Lễ của Khổng Tử thì đều biết tới một câu ông viết rằng: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Ma, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. 

Hay đoạn viết: “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này” trong sách Giao Chỉ Chí. Và nếu như vậy tức là nguồn gốc Tết Nguyên đán hóa chẳng phải bắt nguồn từ người Việt Nam.

Tết cổ truyền Việt Nam bắt nguồn từ đâu?
Tết cổ truyền Việt Nam bắt nguồn từ đâu?

Như vậy ta có thể tạm kết luận rằng Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc có sự ảnh hưởng của nhau nhưng không phải giống nhau hoàn toàn mà mối quốc gia sẽ có nét đặc trưng dịp Tết riêng của mình.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Nếu xét về ý nghĩa xâu xa thì ngày Tết cổ truyền thường mang mục đích tạ ơn các vị thần mùa xuân đã mang đến không khí xuân đến đất trời và sau khi trải qua một mùa đông đầy giá lạnh thì vạn vật được sinh sôi nảy nở, các loài hoa, cây cối được khoe sắc.

Về ý nghĩa hiện thực trong cuộc sống thì Tết cổ truyền là dịp để các thành viên trong gia đình bao gồm nhiều thế hệ được sum họp, quây quần bên nhau để tạm biệt năm cũ đồng thời đón chào những điều tốt đẹp đang chờ đợi trong năm mới đến. 

Tết cổ truyền là gì? Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Tết cổ truyền là gì? Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Vì là ngày lễ quan trọng nhất trong năm bởi vậy vào mỗi dịp Tết đến Xuân về mọi người thường cùng nhau đi hành hương ở các đền, chùa,…. cầu cho năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Tết cổ truyền còn là một dịp đặc biệt đối với những người nông dân có cơ hội bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần như là: thần Đất, thần Mặt Trời, thần Mưa,… để cầu các vị thần cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng thời, đây cũng là dịp mọi người tạm biệt cái cũ, đổi mới nhiều thứ để đón mừng năm mới, tạm biệt những điều không may mắn ở phía sau hi vọng vào một năm mới nhiều may mắn, an lành, sung túc, tài lộc,… bởi vậy mỗi dịp Tết đến Xuân về việc dọn dẹp sạch sẽ, sắm sửa và trang hoàng nhà cửa thật đẹp trở thành truyền thống của mọi nhà.

Dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa là truyền thống ngày Tết dân tộc của người Việt Nam.
Dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa là truyền thống ngày Tết dân tộc của người Việt Nam.

Tết cũng là khoảng thời gian mọi người cùng nhau tạo sự gắn kết, yêu thương thêm khăng khít và thương yêu nhau hơn giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, Tết cũng là dịp để gia đình tụ họp chúc cho nhau những lời tốt đẹp nhất đồng thời hướng về ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho con cháu trong suốt một năm qua.

Tết xưa và Tết nay có gì khác không?

Theo thời gian thì đất nước, con người hay khoa học đều đã phát triển và đổi thay khá nhiều bởi vậy mà Tết cổ truyền là gì ở ngày xưa và ngày nay đã có nhiều sự khác nhau. Vậy những điểm khác nhau giữa Tết xưa và Tết nay là gì?

Tết cổ truyền Việt Nam xưa

Ngày Tết thời xưa không đơn giản chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm vất vả lao động mà còn là dịp để được thưởng thức những món ăn ngon. Lý do là bởi món ăn ngon là một thứ xa xỉ trong cuộc sống hàng ngày trong thời kỳ trước đây đang gặp nhiều khó khăn. 

Ở thời xưa, mỗi dịp Tết đến người ta thường chú trọng nhiều đến việc chuẩn bị những bữa ăn ngày Tết. Ngay từ những tháng trước Tết bà con đã lập ra kế hoạch nuôi heo nuôi gà, trồng rau để kịp đón Tết, ngay cả việc gói bánh chưng cũng được chuẩn bị nguyên liệu sớm từ khoảng đầu tháng Chạp.

Tết cổ truyền là gì ở ngày xưa - thời kỳ khó khăn thường chú trọng đến bữa ăn ngon.
Tết cổ truyền là gì ở ngày xưa – thời kỳ khó khăn thường chú trọng đến bữa ăn ngon.

Gần như vào dịp Tết thì nhà nào cũng đều có món dưa hành, một món ăn kèm được xếp vào 6 loại thực phẩm đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam xưa. Bởi vậy mà dân gian vẫn hay truyền tai nhau rằng: “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. 

Tết xưa bà con lên kế hoạch đón Tết ngay từ đầu tháng Chạp.
Tết xưa bà con lên kế hoạch đón Tết ngay từ đầu tháng Chạp.

Không khí Tết xưa bắt đầu xuất hiện ngay từ đầu tháng Chạp nhưng thực sự rộn ràng nhất phải đến khoảng từ ngày 23 tháng Chạp, sang tới ngày 24 trở đi thì trẻ con bắt đầu rộn rã xem đốt pháo ở sân đình gần như Tết đã đến bên hiên nhà.

Lúc này, người lớn thì tất bận với công việc lau dọn bàn thờ tổ tiên, tảo mộ ông bà hay cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Đặc biệt sang tới ngày 27 tháng Chạp thì nhà nhà đua nhau mổ lợn, nấu bánh chưng, bánh tẻ, làm dưa hành, thịt kho tàu, nấu kẹo lạc, làm mứt,…

Nét riêng của Tết cổ truyền Việt Nam là gì?
Nét riêng của Tết cổ truyền Việt Nam là gì?

Nhìn chung thì ý nghĩa tết cổ truyền Việt Nam xưa mang một âm hưởng gì đó rất riêng mà chúng ta không còn cảm nhận được hương vị đặc biệt này ở thời điểm ngày nay nữa.

Tết cổ truyền Việt Nam ngày nay

Khi kinh tế phát triển dẫn đến sự thay đổi trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, đời sống hàng ngày và vấn đề cơm ăn áo mặc không còn quá quan trọng như ở thời kỳ trước kia là phần nào lý do khiến ngày Tết cổ truyền dân tộc ngày nay không mang nhiều ý nghĩa như ngày xưa nữa.

Khoảng thời gian từ năm 2000 trở về trước, những miếng bánh chưng, thịt lợn hay thịt gà,… là những món ăn xa xỉ, chờ đợi cả năm đến ngày Tết mới có dịp ăn thỏa thích thì ngày nay những món này đã trở nên quá phổ biến có thể thưởng thức bất cứ khi nào mà bạn muốn. Bởi thế mà những món ăn ngon dần không còn là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền nữa.

Tết cổ truyền là gì ở ngày nay không còn tốn nhiều thời gian để chuẩn bị như Tết xưa nữa.
Tết cổ truyền là gì ở ngày nay không còn tốn nhiều thời gian để chuẩn bị như Tết xưa nữa.

Tết nay vẫn còn nhiều gia đình giữ truyền thống gói bánh chưng ngày Tết, làm dưa hành,… nhưng có vẻ như việc làm này với mục đích chính là nhằm tạo không khí Tết chứ không còn mang ý nghĩa nguyên thủy như Tết xưa là chuẩn bị món ăn ngon nữa.

Trong xã hội hiện đại, việc chuẩn bị Tết không còn phải tốn quá nhiều thời gian hay phải chuẩn bị cầu kỳ, vất vả như ngày xưa nữa mà thay vào đó có thể mua nhanh chóng các loại thực phẩm từ trái cây, đồ uống, bánh kẹo,… và cả bánh chưng, giò,… bán sẵn. Hơn nữa, một số gia đình có điều kiện họ còn chọn dịp Tết để đi du lịch trong và ngoài nước nữa.

Tết cổ truyền là gì ngày nay xem trọng tảo mộ, thờ cúng tổ tiên ngày đầu năm mới.
Tết cổ truyền là gì ngày nay xem trọng tảo mộ, thờ cúng tổ tiên ngày đầu năm mới.

Mặc dù Tết xưa và Tết nay đã có nhiều sự khác biệt theo thời gian thế nhưng việc giữ gìn những nét văn hóa, bản sắc dân tộc thì vẫn luôn in sâu trong tiềm thức của người Việt chúng ta. Đôi khi những việc hướng đến ông bà tổ tiên như thờ cúng, làm tảo mộ còn được xem trọng hơn cả sự sum họp cùng nhau đón Tết.

Có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?

Những năm gần đây, cữ mỗi khi Tết đến Xuân về thì câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không lại được đưa ra tranh luận bên cạnh không khí háo hức mong chờ. Rất nhiều quan điểm và ý kiến được đưa để tỏ thái độ về vấn đề này tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hồi kết và vẫn mãi không có lời kết luận được.

Một bên ủng hộ việc bỏ Tết cổ truyền đưa ra quan điểm rằng kỳ nghỉ dài hạn vào dịp lễ Tết là vô ích trong thời đại ngày càng cấp tiến và hơn thế nó còn kéo theo hàng loạt những hệ lụy như rượu chè, bài bạc hay tai nạn ngày Tết luôn khiến Nhà nước phải đau đầu.

Tết cổ truyền là gì? Một bên ủng hộ việc bỏ Tết cổ truyền để kinh tế phát triển, giảm các tệ nạn xã hội trong dịp đón năm mới.
Tết cổ truyền là gì? Một bên ủng hộ việc bỏ Tết cổ truyền để kinh tế phát triển, giảm các tệ nạn xã hội trong dịp đón năm mới.

Việt Nam chọn cách “nghỉ ngơi” dài hạn trong khi cả Thế giới vẫn đang trong guồng quay công việc thì một nước hãy còn “nghèo” như chúng ta sẽ khiến kinh tế càng suy giảm. Bởi thế nếu không nghỉ tết chúng ta vừa có thể tiết kiệm được tiền bạc, công sức lại có thể kiếm thêm được thu nhập mà còn giảm được các tệ nạn nói trên.

Theo một số nhà kinh tế học cũng nhận định rằng thủ phạm của sự đình trệ kinh tế trong suốt một năm chính là Tết bởi nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động “lệch pha” so với các nước phương Tây khi họ nghỉ Giáng Sinh, năm mới thì chúng ta làm việc và ngược lại khi họ làm việc thì chúng ta nghỉ Tết Nguyên đán. Điều này dẫn đến nền kinh tế những tháng đầu năm tăng trưởng một cách chậm chạp.

Ở phía bên kia “chiến tuyến” những người mà kiên quyết giữ Tết cổ truyền thì cho rằng cội nguồn truyền thống nếu không giữ thì đừng trông mong đến những điều lớn hơn chứ nói gì đến kinh tế. Và rõ ràng Tết cổ truyền theo họ lý luận thì Tết cổ truyền hoàn toàn không phải nguyên nhân khiến trì trệ kinh tế mà thậm chí nó còn là đòn bẩy để thu về lợi ích cho các doanh nghiệp, thương nhân nhờ vào việc buôn bán, mua sắm dịp Tết.

Tết cổ truyền là gì? Bên ủng hộ giữ Tết cổ truyền bởi đây là nét đẹp mang bản sắc dân tộc và thậm chí còn làm tăng trưởng kinh tế.
Tết cổ truyền là gì? Bên ủng hộ giữ Tết cổ truyền bởi đây là nét đẹp mang bản sắc dân tộc và thậm chí còn làm tăng trưởng kinh tế.

Theo như học giả người Anh ông Joe Buckley – chuyên gia nghiên cứu về lao động và phát triển tại Việt Nam nhận định rằng có thể song hành cùng lúc vừa phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền. Vẫn nhiều quốc gia ăn Tết Nguyên đán mà kinh tế vẫn phát triển thịnh vượng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore hay Malaysia,…

Có thể nhìn vào thống kê mùa Tết 2018 về sức mua ước tính đạt trên 45.000 tỷ đồng cho tổng thị trường Việt Nam. Đây là con số gần gấp đôi giá trị mỗi tháng, tương tương với 1% tổng GDP của toàn năm 2017 còn chưa kể đến những dịch vụ theo đó mà đi lên như: du lịch, ăn uống,….

Nếu xét về mặt phong tục truyền thống thì Tết cổ truyền đã có từ lâu đời như đã nói ở phần trên khi tính theo sự tích “bánh chưng bánh dày” thì Tết dân tộc ta còn xuất hiện trước cả 1000 năm Bắc thuộc. 

Tết cổ truyền - Tết Nguyên đán là một truyền thống có từ lâu đời của dân tộc ta.
Tết cổ truyền – Tết Nguyên đán là một truyền thống có từ lâu đời của dân tộc ta.

Và dù ý nghĩa ngày Tết cổ truyền có biến đổi ít nhiều theo thời gian nhưng về cơ bản thì những nét đặc trưng vốn có của nó vẫn luôn được nhân dân ta lưu giữ. Đó là không khí của những ngày Tết cận kề, với gia đình đoàn viên sum họp trong đêm giao thừa ấm áp, với bánh kẹo, với những lời chúc tốt đẹp và hàng trăm những thứ khác mà chỉ có Tết cổ truyền mới mang lại được. 

Cho đến cuối cùng thì Tết cổ truyền hay Tết Nguyên đán vẫn là một dịp lễ quen thuộc như một thói quen bất biến vẫn luôn được người dân Việt Nam mong đợi, ngóng chờ sau cả một năm dài lao động và học tập.

Tết cổ truyền là dịp để gia đình được đoàn viên.
Tết cổ truyền là dịp để gia đình được đoàn viên.

Suy cho cùng ai cũng có cái lý của riêng mình bởi thế việc có nên bỏ Tết cổ truyền hay không vẫn luôn là câu chuyện bỏ ngỏ. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng mặt tiêu cực không chỉ có riêng ở Tết cổ truyền mà còn có ở hầu hết các dịp nghỉ lễ khác trong năm. Do đó, thay vì cứ “đấu khẩu” nên giữ hay bỏ thì biện pháp hay nhất, thông minh nhất vẫn là nên tìm cách khắc chế được những nguy cơ từ việc ăn Tết đó.

Kết Luận

Ngày Tết Nguyên đán hay ngày Tết cổ truyền dân tộc là dịp đặc biệt nhất trong năm, thời gian gia đình đoàn viên chứng kiến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người sắm sửa, dọn dẹp cho một ngày Tết trọn vẹn và an lành luôn là khoảng thời gian mọi người chúng ta ngóng chờ nhất.

Qua bài viết này mayhutbuidanang.net hy vọng quý bạn đọc đã hiểu Tết cổ truyền là gì? Cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ý nghĩa Tết cổ truyền Việt Nam. Theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhiều hơn những thông tin bổ ích bạn nhé!

Related Posts:

Kỹ năng mềm tiếng anh là Soft Skills

Kỹ năng mềm là gì? Vai trò và các kỹ năng mềm cần thiết nhất 2023

Để phát triển và thành công trong cuộc sống, có...

Kỹ năng sống là một phần rất quan trọng trong cuộc sống và công việc.

Kỹ năng sống là gì? Chi tiết vai trò và các kỹ năng sống cơ bản nhất

Kỹ năng sống cũng đóng vai trò vô cùng quan...